Kiểm tra lại điều khoản hợp đồng với công ty
Với một số công ty, khi bạn kí hợp đồng lao động, có thêm điều khoản yêu cầu không/chưa được có em bé trong 24 tháng kể từ ngày kí. Nếu bạn có ý định sinh trong khoảng thời gian này, có thể ảnh hưởng đến công việc. Nên tốt nhất bạn hãy hỏi lại Phòng nhân sự Công ty trước khi có kế hoạch đón em bé nhé!
Chuẩn bị ngân sách và thời gian khám thai
Sau giai đoạn ốm nghén 3 tháng đầu tiên, mẹ sẽ đi khám thai thường xuyên hơn. Trung bình 1 lần/tháng. Tháng cuối sẽ đi nhiều hơn 2 tuần/lần hoặc bất kì khi nào mẹ thấy khó chịu.
Trong mỗi lần khám, Bác sỹ sẽ kiểm tra thông thường như huyết áp, đường huyết của mẹ. Đo các chỉ số của con như độ mờ vai gáy ... Vào các tháng 3-6-9, sẽ có các đợt khám lớn, theo đó, mẹ được kiểm tra ... Các đợt khám này cũng tốn chi phí nhiều hơn.
Đa phần các mẹ chọn bệnh viện gần nhà, bệnh viện tuyến đầu của tỉnh hoặc chuyên khoa nhi. Một số mẹ muốn tăng tiện nghi hoặc yên tâm, có thể lên bệnh viên hàng đầu mẹ và bé như Từ Dũ ở Phía Nam hay Phụ Sản ở phía Bắc. Như vậy có thể cộng thêm chi phí đi lại bằng taxi hoặc bao xe.
Các bệnh viên lớn cũng có dịch vụ hẹn giờ thăm khám để bớt thời gian chờ đợi, xếp hàng và ồn ào cho các mẹ.
Như vậy, tổng chi phí khám trong cả thai kì khoảng 10 - 15 triệu tuỳ bệnh viện và xét nghiệm. Chi phí đặt dịch vụ tăng giá thêm 10%. Chi phí di chuyển các mẹ có thể thêm vào tuỳ vị trí và nhu cầu.
Nếu hài lòng với dịch vụ của bệnh viện, bố mẹ có thể xem xét mua gói khám và sinh của bệnh viện luôn. Có thể tiết kiệm một khoản nhỏ cho tổng ngân sách.
Chuẩn bị thời gian nghỉ sinh hợp lý
Nếu bạn làm công ty, cơ quan nhà nước thì cần tính toán đến thời gian nghỉ sinh em bé. Nếu bạn nghỉ sớm thì phải xa em bé sớm và ngược lại. Quy định của nhà nước là không nghỉ sinh trước 2 tháng. Kinh nghiệm của các mẹ là nếu không quá mệt mỏi trong thời gian mang thai có thể nghỉ trước khi sinh từ 15 - 30 ngày. Để dành thời gian chăm sóc con nhỏ đến 5 tháng tuổi. Việc bàn giao công việc nên thực hiện sớm trước vài ngày để mẹ toàn tâm lo cho em bé.
Chuẩn bị quỹ phòng trường hợp khẩn cấp
Xảy ra các trường hợp khẩn cấp đối với mẹ và bé là khá hiếm gặp nhưng cũng là nên có dự phòng thích hợp. Thông thường, quỹ dự phòng nằm trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm lương để bố mẹ có thể yên tâm trong bất kì hoàn cảnh nào. Đặc biệt nếu mẹ đã có tiền sử bị ốm khi mang thai.
Nếu có kế hoạch từ trước, bố mẹ có thể cân nhắc mua bảo hiểm thai sản để yên tâm hơn trong suốt thai kì. Bảo hiểm thai sản thường yêu cầu bố mẹ mua trước 9-12 tháng trước khi mang thai, nhằm phòng trừ các rủi ro có thể xảy ra với mẹ và bé.
Tập thể dục, ăn uống lành mạnh và suy nghĩ tích cực
Đây rõ ràng không nằm trong kế hoạch tài chính, nhưng là điều nên làm để chuẩn bị chào đón con yêu. Sau ba tháng nghén, bố mẹ có thể đi bộ thể dục hằng ngày để luôn khoẻ mạnh. Đây là điều cả dân gian và bác sỹ đều khuyến khích. Cao cấp hơn, bố mẹ có thể tham gia các lớp tiền sản để chuẩn bị tốt hơn.
Tâm lý cũng đóng vai trò rất quan trọng cho bé nữa đấy! Hãy giữ tâm trạng lạc quan, tránh xa xích mích, cãi vã, tin tức tiêu cực không đáng có. Trò chuyện với bé hằng ngày cũng giúp tình cảm bố mẹ và con thêm gắn bó nữa nè.
Tóm lại
Như vậy, tuy chi phí thăm khám giai đoạn mang bầu nằm khoảng từ 10 - 20 triệu. Bố mẹ sẽ phải lên kế hoạch từ trước đó lâu hơn và dành nhiều thời gian hơn để đi thăm khám và chuẩn bị đồ đạc ... đi đẻ. Ngoài ra việc tham gia bảo hiểm và duy trì quỹ phòng trường hợp khẩn cấp cũng được khuyến khích, vừa giúp bố mẹ có tâm lý tốt hơn, khoản tiền này để trong tài khoản tiết kiệm có thể sinh lời chút ít để thêm sữa, bỉm cho con yêu của bạn.
Chúng ta sẽ còn gặp nhau trong phần tiếp theo về việc chuẩn sinh nở và chăm sóc bé yêu những tháng đầu đời. Kế hoạch tài chính đi trước luôn là quyết định thông minh của bố mẹ
Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nâng cao kiến thức không bao giờ là thừa đúng không nào? Nếu bạn muốn nhận được lời nhắc khi có bài viết mới. Hãy đăng kí lại email ngay bên dưới và like Facebook page của chúng tôi. Chúng tôi rất vui được gặp lại bạn trong các bài viết tới! <3