Hai ví dụ định giá trái phiếu đang giao dịch
Trái phiếu có lãi suất coupon cố định
Định giá trái phiếu dễ như ăn kẹo. Sau đây mình sẽ áp dụng kiến thức định giá trái phiếu. Hãy xem trái phiếu KBC12006 gần đây. Thông tin của trái phiếu:
Trái phiếu | Thuộc tính |
---|---|
Mệnh giá | 100k |
Thời gian đáo hạn | 18 tháng |
Lãi suất coupon | 11% |
Kì trả lãi | 6 tháng |
Ngày phát hành | 28/07/2020 |
Ngày đáo hạn | 28/01/2022 |
Dựa trên các thông tin như trên, ta có thể xây dựng biểu đồ trả lãi của 1 trái phiếu trên như sau:
Thời gian | Tiền Coupon | Tiền đầu tư | Tổng nhận được |
---|---|---|---|
28/07/2020 | 0 | 0 | 0 |
28/01/2021 | 11k | 0 | 11k |
28/07/2021 | 11k | 0 | 11k |
28/01/2022 | 11k | 100k | 111k |
Ta đã có dòng tiền tương lai cho trái phiếu. Vậy giá trái phiếu ở thời điểm phát hành, ngày 28/07/2020 có giá bao nhiêu? Giả sử lãi suất ngân hàng tại thời điểm đó r = 6.5%, ứng với mỗi nửa năm, r = 6,5%/2 = 3,25%
Giá trị chiết khấu về hiện tại NPV

Điều đó có nghĩa là, nếu bạn mua trái phiếu KBC12006 vào ngày phát hành 28/7/2020 và giữ nó đến khi đáo hạn ngày 28/1/2022. Với giả định lãi suất chiết khấu không đổi là 6.5%/năm, bạn sẽ thu về lãi và gốc, quy về thời điểm mua là 127.2k.
Tỷ suất sinh lời IRR
Nếu so với gửi tiết kiệm, sau 18 tháng gửi 100k bạn sẽ nhận được 100*(1+6.5%)^1.5 = 110k so với số tiền nhận được từ trái phiếu (chưa tính tái đầu tư) là 11 x 3 + 100 = 133k. Chắc chắn nhiều người sẽ muốn mua trái phiếu này. Nhu cầu nhiều hơn nguồn cung đẩy giá lên, giả sử giá tăng từ 100k lên 110k.
Ta sẽ tính IRR của trái phiếu này

Ở đây, để tính IRR ta có 2 giả định về giá mua vào (là 110k) và tiền coupon nhận được có thể tiếp tục tái đầu tư lại trái phiếu.
Với lãi suất ngân hàng so sánh là 6.5%, và giả sử phần bù rủi ro của trái phiếu là 3.5% (Xem lại bài 1 để biết phần bù rủi ro), Lợi nhuận kì vọng là 9%, giá mua trái phiếu 105k là chấp nhận được.
Trái phiếu có lãi suất coupon thay đổi
Trở lại với trái phiếu của Vingroup ở phần 1, ta thấy lãi suất coupon ở đây không được định sẵn, mà "thả nổi" theo lãi suất ngân hàng, cụ thể lãi suất coupon = lãi suất ngân hàng tham chiếu + 3.7%
Trái phiếu | Giá trị |
---|---|
Tên | VICB2023001 |
Mệnh giá | 100k (100 nghìn VND) |
Thời hạn | 3 năm |
Đặc điểm khác | Không tài sản bảo đảm, không chuyển đổi |
Kì trả lãi | 3 tháng/lần |
Lãi suất | =lãi tiết kiệm + 3.7% |
Để dễ theo dõi, ta sẽ làm đơn giản hoá đi một chút, với lãi suất = lãi tiết kiệm + 3.7% suốt vòng đời trái phiếu. Với trái phiếu kiểu này, chúng ta phải giả định thêm lãi suất ngân hàng cho từng thời kì.
Tại sao họ trả lãi cao hơn ở 6 tháng đầu? Chúng ta sẽ quay lại câu hỏi này trong phần tới nhé!

Chúng ta tính được giá trị dòng tiền hiện tại với giả định lãi ngân hàng 5.5%, trái phiếu sẽ có giá trị IPO là 110,17k. Nếu bạn tự tin phân tích đúng, có thể mua trái phiếu khi giá thấp hơn con số này, và ngược lại, không mua khi giá vượt quá con số này.
Chúng ta giả định lãi suất ngân hàng không đổi là 5.5%, và giá bán hiện tại của trái phiếu là 105, nếu bạn mua ngay khi trái phiếu IPO và giữ đến đáo hạn, đồng thời bạn có tái đầu tư tiền trái tức ngay khi nhận được, lợi tức của việc đầu tư trái phiếu quy theo năm là 7.33%.
Nếu bạn là chuyên gia, có thể bạn đã nhận ra công thức tính dòng tiền chiết khấu không đúng lý thuyết. Ở đây ta giả định lãi suất không/ít thay đổi và cố gắng đơn giản hoá bài toán nên con số cũng không thay đổi nhiều lắm.
Định giá trái phiếu rồi mua thế nào?
Với trái phiếu có IRR cao hơn lãi suất tiết kiệm một khoảng gọi là phần bù rủi ro (ví dụ = Lãi suất tiết kiệm + 5%) thì bắt đầu lưu ý và tìm hiểu các chỉ số khác (như mức độ rủi ro của công ty, tài sản đảm bảo của khoản nợ ...). Có nhiều cách để tính phần bù rủi ro. Ở nước ngoài, có công ty phân loại trái phiếu riêng như Standard and poor, Moody's dựa trên đánh giá này, người ta cộng thêm phần bù rủi ro để so sánh với IRR (hay yield, lợi tức)
Ở Việt Nam, chưa có công ty đánh giá trái phiếu độc lập, nên phần lớn nhà đầu tư tự định giá dựa trên kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro của bản thân. Nhìn chung nhà đầu tư cá nhân hơi khó chen vào thị trường trái phiếu này.
Tuy nhiên với các công ty, ngân hàng lớn như SSI, HCM, họ Vin ... và các công ty trong nhóm VN30 thì việc đầu tư có thể tương đối yên tâm. Với các công ty không niêm yết, ở xa lắc xa lơ thì cần cân nhắc kĩ.
Chúng ta sẽ trở lại trong phần đánh giá rủi ro trong phần kế tiếp
Tạm kết
Với hai ví dụ về định giá trái phiếu như trên, bạn có thể định giá được 80% trái phiếu niêm yết khác rồi. Như đã nói, phần lớn các công ty phát hành dựa trên lãi suất thả nổi và chúng ta phải thêm một bước dự đoán lãi suất thả nổi sẽ ra sao trong 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tới. Việc này, lại một lần nữa đặt nhà đầu tư cá nhân vào việc khó khăn. Tuy nhiên cũng có nhiều biện pháp khắc phục vấn đề này. Chúng ta sẽ bàn luận trong bài kế tiếp. Nhớ theo dõi nhé!
Cảm ơn đã đọc đến đây. Nếu bạn muốn nhận được lời nhắc khi có bài viết mới. Hãy đăng kí lại email ngay bên dưới và like Facebook page của chúng tôi. Chúng tôi rất vui được gặp lại bạn trong các bài viết tới! <3