Thời kì huy hoàng của vàng (1980 - 199x)
Đó là giai đoạn khó khăn, khi mà đất nước vừa bước qua chiến tranh. Bị bao vây, cấm vận ở khắp nơi. Viện trợ bị cắt. 2 cuộc chiến tranh tiếp theo ở Cambodia và biên giới phía Bắc đã tiêu tốn rất nhiều sức lực và tiền bạc. Một lượng lớn quân nhân giải ngũ về lại địa phương và đối mặt với thất nghiệp.
Tất nhiên sau đó là lạm phát, siêu lạm phát

Liền sau đó cuộc cải cách giá, lương, tiền. Việc đổi tiền và quốc hữu hoá nhà máy đã làm tình hình trầm trọng thêm. Hiển nhiên, giữa tình hình hỗn loạn như vậy, mọi người chỉ muốn thoát khỏi đất nước với muôn vàn khó khăn và cấm vận chỉ có một thứ duy nhất còn giá trị: vàng.
Không phải chỉ duy nhất Việt Nam đối diện với lạm phát sau chiến tranh. Hầu như bất kì nước nào sau chiến tranh cũng hứng chịu lạm phát tăng. Như Đức, Anh sau thế chiến thứ nhất.
Tiền không còn giá trị, lại trải qua vụ đổi tiền làm mọi người hoàn toàn mất niềm tin. Chỉ có duy nhất vàng là công cụ đảm bảo tài sản cho người dân. Nếu ai trải quan giai đoạn khó khăn này, niềm tin của họ vào thứ kim loại này là vô cùng lớn. Bạn đừng hi vọng thuyết phục bà ngoại mình từ bỏ việc chắt chiu từng xu, từng hào một để đi mua từng chỉ vàng.
Tóm lại
Trong thời kì khủng hoảng, chiến tranh: Tiền mất giá trị, đất không có giá (vì không ai nghĩ mình ở lại). Vàng là công cụ giữ tài sản tốt nhất, an toàn nhất.
Đây có lẽ là chân lý từ hàng ngàn năm. Đặc biệt quan trọng với một nước nhỏ như Việt Nam.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem, tại sao đến những năm 199x vàng lại mất vị trí thống trị và bất động sản lên ngôi.